Trang 1
Chương 2: Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu Chương này sẽ đi sâu về việc hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu- gồm các vấn đề sau đây: 2.1-Vật lộn hay trăn trở với vấn đề nghiên cứu 2.2-Mức độ lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu và kiến thức 2.3-Các khái niệm: Các khối được xây dựng trong nghiên cứu 2.4-Các mô hình trong nghiên cứu 2.5-Vai trò của tổng quan lý thuyết, tài liệu quá khứ 2.6-Kết luận-Phương pháp luận NC
Có thể bạn quan tâm!
- Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 2: Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu - 2
- Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 2: Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu - 3
Trang 2
2.1-Vật lộn hay trăn trở với vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu là vật lộn với vấn đề nghiên cứu. Để trả lời hay giải quyết vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải có khả năng trả lời hai câu hỏi sau: (1) Cái gì là vấn đề cần nghiên cứu? (2) Tôi phải tiến hành để giải quyết vấn đề ấy như thế nào? Chiến lược hữu ích để nắm được vấn đề nghiên cứu là đặt ra các câu hỏi.
Trang 3
2.1-Vật lộn hay trăn trở với vấn đề NC Các câu hỏi tốt thường có các đặc tính sau: Nó biểu hiện được mối quan hệ giữa một hoặc nhiều biến số; Nó rõ ràng, tức hỏi cái gì, vấn đề gì là có thể hiểu được. Thí dụ 1: Người quản lý tiếp thị muốn biết xu hướng mua hàng của công ty hướng vào các hộ gia định lớn hay nhỏ. Câu hỏi có khả năng là: “ Có hay không mối quan hệ giữa quy mô hộ với thiên hướng mua hàng?”, Hoặc cụ thể hơn: “ Các hộ lớn thích mua hàng của công ty hơn là các hộ nhỏ?”.
Trang 4
Trong trường hợp này có hai biến số là quy mô hô và thiên hướng mua hàng Biểu 2.1: Kiểm nghiệm kết quả khảo sát marketing Quy mô hộ Số lượng hộ theo loại hộ Số hộ mua hàng theo loại hộ Hộ lớn 200 50 80 Hộ nhỏ 300 30 Tổng số 500
Trang 5
NHẬN XÉT Kết quả trên cho thấy thiên hướng mua hàng của nhóm hộ lớn là lớn hơn nhóm hộ nhỏ (50/200=0.25 cho hộ lớn và 30/300=0.1 cho hộ nhỏ), và tương ứng là có mối quan hệ dương (thuận) giữa qui mô hô và thiên hướng mua hàng Thí dụ 2: Vấn đề đặt ra nghiên cứu ban đầu thường là mơ hồ và chung chung. Chẳng hạn một người quản lý kinh doanh ở công ty gặp khó khăn để hiểu cái gì tác động đến hoạt động của công ty trong thời gian qua. Làm sao vấn đề mơ hồ (chưa rõ) này có thể được nắm bắt, tiếp cận?.
Trang 6
Thí dụ 2: Từ một phép tính kế toán như sau: Lợi nhuận= (giá-các chi phí biến đổi)x số lượng SP-các chi phí cố định Dựa vào công thức hay mô hình tính toán trên có thể nảy sinh một số câu hỏi như sau: Liệu giá cả có làm cho sản xuất của công ty giao động? Liệu công ty sử dụng một loại nguyên liệu thô đầu vào có tác động làm giá tăng cao? Có phải do tác động từ phía cầu làm cho sản xuất của công ty bị giao động hay không? Câu hỏi đặt ra: Tôi đã đưa ra được những câu hỏi quan trọng chưa?
Trang 7
2.2-Mức độ lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu và kiến thức Theo sơ đồ về các bước nghiên cứu ở chương 1, bước 1 và 2 có thể được phân loại như những hoạt động ở mức độ lý thuyết, các hoạt động liên quan đến bước 3-6 là ở mức độ thực nghiệm. Kiến thức có thể được phân loại qua nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như: Các lý thuyết/các mô hình; Các khái niệm; Các phương pháp/kỹ thuật; và Các dữ kiện.
Trang 8
2.2-Mức độ lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu và kiến thức (tt) Cái gì là đóng góp mong đợi trong nghiên cứu của tôi? Trong các tài liệu nghiên cứu, điểm khác biệt thường được tạo ra giữa hai chiến lược hay hai cách tiếp cận sau: Lý thuyết trước nghiên cứu; và Nghiên cứu trước lý thuyết
Trang 9
Sơ đồ 2.1: Trình bày và sử dụng lý thuyết Kiến thức (lý thuyết); Các lý thuyết/mô hình; Các quan niệm (nhận thức); Các phương pháp/kỹ thuật; Các sự kiện Vấn đề Các quan sát/ mệnh đề
Trang 10
Giải thích sơ đồ Sơ đồ trên mô tả hai chiến lược nghiên cứu. Trong trường hợp 1 nhiệm vụ chính là phải nhận biết các khái niệm, lý thuyết có liên quan, và phải chỉnh sửa nhận thức hay quan niệm (lý thuyết) đối với vấn đề được xem xét kỹ lưỡng. Trong trường hợp sau cùng, nhiệm vụ chủ yếu là phải nhận biết các nhân tố thích hợp và xây dựng các giải thích (lý thuyết).
Trang 11
Giải thích sơ đồ Chiến lược thứ hai, nghiên cứu trước lý thuyết, bắt đầu với những quan sát/thu thập dữ liệu. Hai điểm cần được chú ý trước khi lựa chọn chiến lược này là: Phải cần có lý do cho việc lựa chọn một cách tiếp cận như vậy. Nếu như kiến thức thích hợp đã có sẵn thì điều này là kết thúc dễ dàng. Cách tiếp cận này áp dụng “xây dựng lý thuyết”, điều này là khác với “kiểm định lý thuyết”. Kiến thức/kỹ năng yêu cầu cho một nghiên cứu như vậy là khác với các nghiên cứu thực hiện để kiểm định lý thuyết, nhưng đều có yêu cầu về sử dụng các phương pháp thống kê.
Trang 12
2.3-Các khái niệm: Các khối được xây dựng trong nghiên cứu Các khái niệm là phần cốt yếu trong “túi công cụ” của người nghiên cứu. Chúng đáp ứng một loạt các chức năng quan trọng bao gồm: Các khái niệm là nền tảng của thông tin truyền đạt. Không có các khái niệm/quan niệm đồng tình thì việc thông tin truyền đạt là không thể có ý nghĩa.
Trang 13
Chức năng của các khái niệm (tt) Các khái niệm/quan niệm giới thiệu một viễn cảnh: một phương cách của việc quan sát thế giới thực nghiệm. Các khái niệm là phương cách phân loại và khái quát hoá. Các khái niệm đáp ứng như những thành phần của các lý thuyết/mô hình và vì thế là của cả những giải thích và những dự đoán.
Trang 14
3-Các khái niệm: Các khối được xây dựng trong nghiên cứu (tt) Sự rõ ràng và chính xác của các khái niệm đạt được thông qua các định nghĩa. Có hai loại định nghĩa được phân biệt đó là định nghĩa thuộc về nhận thức và định nghĩa thuộc về hành động (hoặc thông qua các phép tính). Những định nghĩa mô tả các khái niệm qua sử dụng các khái niệm khác là những định nghĩa nhận thức hay định nghĩa lý thuyết.
Trang 15
Thí dụ định nghĩa lý thuyết Thí dụ khái niệm về thị trường được xác định trong các tài liệu marketing Trong đó các khái niệm về khách hàng, cần mua,… có thể sử dụng để xác định khái niệm thị trường Hoặc khái niệm về “công nghiệp” xác định trong các tài liệu chiến lược như “ một nhóm các công ty sản xuất các sản phẩm là những vật thay thế lẫn nhau”. Ở đây “công ty”, “sản phẩm”, và “vật thay thế” là những khái niệm cốt yếu để giải thích khái niệm công nghiệp.