Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 13
Nội dung:
Kết quả thành lập hệ thống mặt cắt bằng phần mềm Surpac cho phép nhận thức đặc điểm biến đổi không gian của thân quặng và quan hệ giữa quặng hoá với đá vây quanh.
Hình 3.2. Ví dụ mặt cắt địa chất tuyến AA’, BB’, CC’ TQ BĐMQ
Tóm lại, mô hình hoá bằng mô hình mặt cắt địa chất thân quặng cho phép đánh giá tổng quan về đặc điểm phân bố và quan hệ giữa thân quặng với đá vây quanh bằng trực quan và là cơ sở để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo.
3.1.2.2. Mô hình đường đẳng trị
Dựa vào hệ thống mặt cắt đã xác lập cho phép xác định chu vi thân quặng, thành lập các bình đồ đồng đẳng như đẳng trụ (hình 3.3) đẳng vách thân quặng bằng phương pháp nội suy điểm (ưu việt nhất là Kriging).
Từ bình đồ đẳng vách và đẳng trụ, NCS đã thành lập mô hình khối ba chiều (3D) thân quặng (hình 3.4, 3.5).
Mô hình khối 3D thể hiện hình dạng, kích thước, thế nằm thân quặng, mối quan hệ quặng hoá với đá vây quanh, dễ dàng quan sát trực quan từ nhiều góc độ. Kết quả này còn là cơ sở cho tính trữ lượng bằng phương pháp khối địa chất, nghịch đảo khoảng cách, Kriging, v.v.
Hình 3.3. Bình đồ đẳng trụ thân quặng BĐMQ tỷ lệ in 1: 3.200
Hình 3.4. Mô hình 3D thân quặng BĐMQ Hình 3.5. Mô hình 3D thân quặng QTZ3
3.1.2.3. Mô hình toán thống kê
Để mô hình hoá thân quặng BĐMQ và QTZ3, sử dụng mô hình toán thống kê (một chiều và hai chiều).
a. Mô hình toán thống kê một chiều
Các bước tiến hành theo trình tự sau: định lượng các thông số thống kê (để định hướng); kiểm định mô hình phân bố thống kê; xác định các đặc trưng thống kê theo mô hình phù hợp, định hướng xác định mô hình hàm cấu trúc.
a.1. Thân quặng BĐMQ được khống chế bởi 57 lỗ khoan, gồm 190 mẫu lõi khoan phân tích thành phần Au, Ag, Pb và Zn, kết quả tổng hợp ở bảng 3.6, hình 3.6.
+ Kiểm tra mô hình phân bố
Hình 3.6. Biểu đồ tần số phân bố hàm lượng Au TQ BĐMQ
Bảng 3.6. Đặc trưng thống kê hàm lượng Au, Ag, Pb và Zn TQ BĐMQ
số lượng mẫu | Hàm lượng | tA | tE | |||
Min | Max | TB | ||||
Au (g/T) | 190 | 0,13 | 197,55 | 18,31 | 3,19 | 16,57 |
Ag (g/T) | 0,1 | 438 | 26,53 | 3,80 | 19,44 | |
Pb (%) | 0,0003 | 29,3 | 1,750 | 4,16 | 23,13 | |
Zn (%) | 0,0001 | 28,87 | 1,753 | 3,87 | 19,64 |
Có thể bạn quan tâm!
-
Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 10
-
Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 11
-
Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 12
-
Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 14
-
Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 15
-
Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 16
Xem toàn bộ 162 trang: Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam
Nhận xét: Hàm lượng Au có độ lệch tiêu chuẩn |tA| = |A/A| và độ nhọn tiêu chuẩn |tE|= |E/E| đều lớn hơn 3, toán đồ tần số lệch về trái (hình 3.6). Do vậy không thoả mãn phân bố chuẩn, các nguyên tố có ích đi kèm Ag, Pb và Zn cũng tương tự.
+ Kiểm tra giả thiết theo tiêu chuẩn t để xử lý mẫu đặc cao
Có nhiều phương pháp xử lý mẫu đặc cao được trình bày trong nhiều tài liệu khác nhau và chưa có phương pháp xử lý nào được các nhà địa chất khẳng định là tối ưu [19]. Trong luận án, sử dụng phương pháp xử lý mẫu đặc cao như sau:
Ngưỡng mẫu đặc cao: Xđc=Xtb+t Trong đó:
: là quân phương sai (độ lệch quân phương); Xtb: giá trị trung bình;
t: hệ số của hàm phân bố Studen (chọn t=2, tương ứng với xác xuất
P=95,45%). Thân quặng vàng trong mỏ có hàm lượng Au phân bố đặc biệt không đồng đều, thể hiện ở giá trị max (197,55g/T) lớn hơn giá trị trung bình (18,31g/T) là 10,78 lần (bảng 3.6). Vì vậy, phải tiến hành loại mẫu đặc cao;
Tất cả các mẫu có giá trị lớn hơn ngưỡng đặc cao được thay thế bằng giá trị Xđc. Bảng 3.7 là bảng thống kê mẫu đặc cao. Kết quả xử lý được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.7. Bảng thống kê hàm lượng Au, Ag, Pb và Zn đặc cao thân quặng BĐMQ
Au (g/T) | Ag(g/T) | Pb(%) | Zn(%) | |
Min | 0,13 | 0,1 | 0,0003 | 0,0001 |
Max | 197,55 | 438 | 29,3 | 28,9 |
TB | 18,31 | 26,53 | 1,750 | 1,753 |
Độ lệch quân phương () | 28,53 | 60,25 | 4,22 | 4,36 |
Xđc=Xtb+2 | 75,37 | 147,03 | 10,19 | 10,47 |
https://tailieuthamkhao.com
Bảng 3.8. Bảng thống kê hàm lượng Au, Ag, Pb và Zn thân quặng BĐMQ sau khi xử lý mẫu đặc cao
số lượng mẫu | Hàm lượng | Tiêu chuẩn | ||||
Min | Max | TB | tA | tE | ||
Au (g/T) | 190 | 0,13 | 76 | 16,51 | 1,54 | 4,25 |
Ag (g/T) | 0,1 | 147 | 21,10 | 2,32 | 7,58 | |
Pb (%) | 0,0003 | 10 | 1,41 | 2,25 | 6,69 | |
Zn (%) | 0,0001 | 10 | 1,35 | 2,19 | 6,8 |
Như vậy: Sau khi xử lý mẫu đặc cao theo tiêu chuẩn t, hàm lượng Au có độ nhọn tiêu chuẩn |tE| lớn hơn 3, không thoả mãn phân bố chuẩn, nguyên tố có ích đi kèm Ag, Pb và Zn tương tự, cần cải tạo về dạng loga chuẩn.
+ Kiểm tra luật phân bố loga chuẩn: bằng cách chuyển các giá trị ban đầu sang giá trị loga để xử lý thống kê. Kết quả tổng hợp ở bảng 3.9
Bảng 3.9. Đặc trưng thống kê logarit hàm lượng Au, Ag, Pb và Zn thân quặng BĐMQ
số lượng mẫu | Hàm lượng | Quân phương sai () | Tiêu chuẩn | ||||
Min | Max | TB | tA | tE | |||
Au (g/T) | 190 | -0,88 | 1,88 | 0,83 | 0,63 | -0,09 | 2,21 |
Ag (g/T) | -1,00 | 2,16 | 0,68 | 0,8 | 0,18 | 2,10 | |
Pb (%) | -3,50 | 1,00 | -0,79 | 1,1 | -0,11 | 2,01 | |
Zn (%) | -4 | 1,00 | -0,98 | 1,2 | 0,11 | 1,97 |
Từ bảng 3.9 cho thấy logarit hàm lượng Au thân quặng BĐMQ có độ lệch tiêu chuẩn |tA| <3 và độ nhọn tiêu chuẩn |tE| <3; đường cong phân bố cân đối (hình 3.7 gần giống hình chuông) cho phép nhận định hàm lượng Au trong thân quặng BĐMQ, tuân theo luật phân bố loga chuẩn. Kết quả tương tự cho hàm lượng Ag, Pb và Zn (bảng 3.9 và các hình 3.8, 3.9, 3.10).
f(x)
Hình 3.7. Biểu đồ phân bố hàm lượng Au theo luật phân bố loga chuẩn TQ BĐMQ
Hình 3.9. Biểu đồ phân bố hàm lượng Pb theo luật phân bố loga chuẩn TQ BĐMQ
+ Hàm phân bố
Hình 3.8. Biểu đồ phân bố hàm lượng Ag theo luật phân bố loga chuẩn TQ BĐMQ
Hình 3.10. Biểu đồ phân bố hàm lượng Zn theo luật phân bố loga chuẩn TQ BĐMQ
Hàm mật độ f(x) phân bố hàm lượng Au trong thân quặng BĐMQ theo loga chuẩn có dạng:
f x 1 e
lg x 0,832 2.0,39
(3.1)
0,63. 2.
Hàm phân bố hàm lượng Au theo loga chuẩn có dạng:
F ( ≤ x ) =
1 lg x 0,832
0,63. 2.
1
x
x
e 2.0,39 dx
o
(3.2)
+ Đánh giá các đặc trưng thống kê
* Giá trị trung bình được tính theo công thức 2.7 ta có
m 100,83.2,7182,65.0,63^ 2 18,65g /T ;
* Quân phương sai tính theo công thức giản lược 2.8 ta có
(102.0,83.2,7185,3.0,63^ 2 (2,7185,3.0,63^ 2 1))0,5 32,25 ;
* Hệ số biến thiên tính theo công thức 2.9 như sau:
V 2,7185,3.0,63^ 2 1.100% 267 %
Bảng 3.10. Bảng thống kê hàm lượng Au thân quặng BĐMQ theo mô hình hàm phân bố loga chuẩn
Hàm lượng (g/T) | Quân phương sai () | HS biến thiên (V%) | |||
Min | Max | TB | |||
Au | 0,13 | 76 | 18,65 | 32,25 | 267 |
Nhận xét: kết quả tính toán hàm lượng Au so với kết quả tính trong Báo cáo kết quả thăm dò của Lê Văn Hải và nnk (năm 2010) trung bình theo mẫu đơn Au=18,31g/T, sai lệch là +0,34g/T (tương ứng 1,86%).
a.2. Thân quặng QTZ3 được khống chế bởi 76 lỗ khoan với 252 mẫu phân tích hàm lượng Au, Ag, Pb và Zn.
+ Kiểm tra mô hình phân bố: để kiểm tra mô hình phân bố hàm lượng Au trong thân quặng QTZ3 tiến hành tương tự như thân quặng BĐMQ:
Hình 3.11. Biểu đồ tần số phân bố hàm lượng Au TQ QTZ3
Bảng 3.11. Đặc trưng thống kê hàm lượng Au, Ag, Pb và Zn TQ QTZ3
số lượng mẫu | Hàm lượng | Tiêu chuẩn | ||||
Min | Max | TB | tA | tE | ||
Au (g/T) | 252 | 0,11 | 206 | 10,34 | 5,62 | 49,80 |
Ag (g/T) | 0,10 | 254 | 17,38 | 3,22 | 13,99 | |
Pb (%) | 0,0006 | 22,6 | 1,36 | 3,10 | 14,08 | |
Zn (%) | 0,0004 | 3,76 | 0,099 | 6,40 | 51,65 |
Kết quả thể hiện ở bảng 3.11 cho thấy hàm lượng Au (hình 3.11), Ag, Pb và Zn có độ lệch tiêu chuẩn |tA|>3 và độ nhọn tiêu chẩn |tE|>3, toán đồ tần số lệch trái, như vây hàm lượng Au và các nguyên tố đi kèm không tuân theo luật phân bố chuẩn.
+ Kiểm tra giả thiết theo tiêu chuẩn t để xử lý mẫu đặc cao: kết quả tính toán mẫu đặc cao được trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Bảng thống kê hàm lượng Au, Ag, Pb và Zn đặc cao TQ QTZ3
Au (g/T) | Ag(g/T) | Pb(%) | Zn(%) | |
Min | 0,11 | 0,1 | 0,0006 | 0,0004 |
Max | 206 | 254 | 22,6 | 3,76 |
TB | 10,34 | 17,38 | 1,36 | 0,099 |
Độ lệch quân phương () | 18,98 | 40,83 | 3,21 | 0,37 |
Xđc=Xtb+2 | 48,39 | 99,20 | 7,79 | 0,84 |
Tất cả các mẫu có giá trị lớn hơn ngưỡng đặc cao được thay thế bằng giá trị Xđc. Kết quả xử lý được thể hiện ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Bảng thống kê hàm lượng Au, Ag, Pb và Zn TQ QTZ3 sau khi xử lý
mẫu đặc cao
số lượng mẫu | Hàm lượng | Tiêu chuẩn | ||||
Min | Max | TB | tA | tE | ||
Au (g/T) | 252 | 0,11 | 48 | 9,15 | 1,86 | 5,62 |
Ag (g/T) | 0,10 | 99 | 14,06 | 2,27 | 6,72 | |
Pb (%) | 0,0006 | 8 | 1,12 | 2,17 | 6,22 | |
Zn (%) | 0,0004 | 0,84 | 0,068 | 3,45 | 14,04 |
Bài viết tương tự
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – nghiên cứu tại ngân hàng maritime bank cn Huế
- Nghiên cứu và ứng dụng một số mô hình học máy trong việc hỗ trợ đánh giá rủi ro tài chính
- Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng bền vững
- Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam
Gửi tin nhắn
Danh mục
Bài viết tương tự
-
Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
-
Nghiên cứu, đánh giá ứng dụng giải pháp SND cho hạ tầng mạng truyền tải trong các telco cloud data center
-
Đánh giá ảnh hưởng của tài sản thương hiệu đến lòng trung thành khách hàng: nghiên cứu thực nghiệm tại ngân hàng bidv chi nhánh Thừa Thiên Huế
-
Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh nam sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
-
Đánh giá chất lượng dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
-
Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp Sài Gòn thương tín - chi nhánh Quảng Trị
Bài viết mới
- Hành vi tham gia giao thông đường bộ của thanh niên
- Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957)
- Báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ
- PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
- Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp thiếu - hiếu khí (AO) sử dụng giá thể sinh học ECO - BIO - BLOCK (EBB) cải tiến
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Tin nhắn