Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho Công ty may liên doanh Kyung - Việt - 1
Nội dung:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Có thể bạn quan tâm!
-
Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho Công ty may liên doanh Kyung - Việt - 2
-
Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho Công ty may liên doanh Kyung - Việt - 3
-
Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho Công ty may liên doanh Kyung - Việt - 4
Xem toàn bộ: Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho Công ty may liên doanh Kyung - Việt (12 trang)
Đề tài:
Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho
công ty may liên doanh kyung - việt
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Thanh
Lớp: A7
Khóa: K42
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Hải Ly
Hà nội, 2007
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
I. Thị trường mục tiêu và vai trò của thị trường mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 4
1. Khái niệm thị trường và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp 4
1.1.Khái niệm thị trường 4
1.1.2.Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp 6
1.2. Vai trò của việc xác định thị trường mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 7
II. Hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp 9
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp ....................................................................................................................................... 2.1.1. Nhóm nhân tố khách quan 9
2.1.2. Nhóm nhân tố chủ quan 11
2.2. Tiêu thức đánh giá tiềm năng của thị trường mục tiêu 11
2.2.1. Ước lượng tổng mức nhu cầu thị trường 13
2.2.2. Ước lượng số lượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp 13
2.3.Trình tự tiến hành hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu 13
2.3.1.Nghiên cứu thị trường 14
2.3.2. Dự báo nhu cầu của thị trường 17
2.3.3.Phân đoạn thị trường 18
2.3.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu 20
Lựa chọn đoạn thị trường 21
Các phương án chiếm lĩnh 22
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn 25
Định vị sản phẩm của doanh nghiệp 26
Chương II Thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may liên doanh Kuyng-Việt trong giai đoạn 2003-2007 30
I. Thị trường may mặcViệt Nam và đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng sản xuất dệt kim trên thị trường 30
1.1. Thị trường may mặc Việt Nam nói chung 30
1.1.1. Đặc điểm thị trường may mặc Việt Nam 30
1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng sản xuất dệt kim trên thị trường 34
1.2.Khái quát chung về công ty may liên doanh Kuyng-Viet 35
1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển 35
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ và chính sách hoạt động 38
1.2.3.Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý 39
1.2.4.Các nguồn lực nội tại 42
1.3.Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may liên doanh Kuyng-Viêt 46
II. Thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may liên doanh Kuyng-Viet 48
2.1.Phân tích tương quan giữa công ty may liên doanh Kyung-Việt và các đối thủ cạnh tranh nội địa. 48
2.2.Phân tích thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may liên doanh Kyung-việt 50
2.2.1. Thực trạng nghiên cứu thị trường và phân đoạn thị trường mục tiêu của công ty 50
2.2.2.Thực trạng lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu của công ty 58
Đánh giá các khúc thị trường 58
Lựa chọn thị trường mục tiêu 59
Đáp ứng thị trường mục tiêu 60
2.2.3. Định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu 61
III. Đánh giá thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
3.1.Điểm mạnh 62
3.2.Những hạn chế tồn tại 63
3.3.Nguyên nhân 64
Chương III Giải pháp hoàn thiện lựa chọn thị trường mục tiêu đối với công ty may liên doanh Kuyng-Viet 66
I. Chiến lược phát triển chung của ngành dệt may và hướng phát triển của công ty may liên doanh Kyung-Việt 66
1.1 Chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010 66
1.2. Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2007-2012 69
II. Các giải pháp cơ bản hoàn thiện việc lựa chọn thị trường mục tiêu đối với công ty may liên doanh Kuyng-Viet 71
2.1. Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu và phân đoạn thị trường 71
2.2. Phân đoạn thị trường mục tiêu 81
2.2.1 . Phân tích SWOT của công ty 81
2.2.2. Đánh giá các đoạn thị trường 82
2.2.3. Lựa chọn thị trường trọng điểm 84
2.3. Hoàn thiện giải pháp định vị của doanh nghiệp trên đoạn thị trường
mục tiêu 85
2.3.1. Định vị cạnh tranh 86
2.3.2. Định vị chất lượng/giá cả 88
2.4. Giải pháp Marketing-Mix trên đoạn thị trường mục tiêu 89
2.4.1. Sản phẩm 90
2.4.2. Giá 92
2.4.3. Phân phối 93
2.4.4. Xúc tiến thương mại 94
2.5. Một số các giải pháp cụ thể khác 94
Kết luận 96
Tài liệu tham khảo 98
Mục lục Bảng biểu
Bảng 2.1. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000-2007 32
Bảng 2.2. Một số loại máy móc và thiết bị may của công ty may Liên doanh Kyung-Việt 42
Bảng 2.3: Một số loại máy móc và thiết bị cắt của công ty may Liên doanh Kyung-Việt 43
Bảng 2.4: Tình hình tài chính của công ty 2003-2007 44
Bảng 2.5: Kết quả họat động kinh doanh của công ty Kyung-Việt
từ 2004-2007 46
Bảng 2.7: So sanh giữa công ty Dệt Kim Đông Xuân và Kyung-Việt 49
Bảng 2.8: Mật độ dân cư theo các vùng từ năm 2003 tới năm 2006 54
Bảng 2.9: Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam 64
Bảng 3.1: Chỉ tiêu của ngành Dệt May trong giai đoạn 2007-2010 68
Bảng 3.2: Tỷ trọng sản phẩm của công ty tính tới tháng 6/2007 70
Bảng 3.3: Sản lượng sản phẩm từ 2007-2010 70
Bảng 3.4: Tỷ trọng sản phẩm của công ty may liên doanh Kyung-Việt trong năm 2008 71
LỜI MỞ ĐẦU
Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là một triết lí dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Dựa trên những hoạt động Marketing, doanh nghiệp đã dần bước gây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước. Marketing có thể là một thuật ngữ và khái niệm mới được áp dụng, nhưng trong quá trình toàn cầu hóa, Marketing đã thể hiện được tất cả những ưu thế của mình và giúp các doanh nghiệp ngày càng có tiếng nói riêng.
Là một thành phần trong xu hướng đó, Việt Nam cũng không thể chậm rãi tiến từng bước trong quá trình phát triển của mình. Đó là nhân tố chủ yếu lí giải tại sao, khi nhận thức được vai trò thiết yếu của Marketing, các doanh nghiệp trong nước đã được và chủ động hỗ trợ hết mức có thể cho các hoạt động Marketing thiết yếu. Một trong các nội dung Marketing đó phải nói tới hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu-một động thái khá quan trọng và mang tính chiến lược cho toàn bộ quy trình Marketing của các doanh nghiệp sau này. Nhưng vấn để đặt ra là, hiện nay trên xu hướng phát triển toàn diện mà Chính phủ đề ra, các doanh nghiệp dệt may vẫn gặp một số khó khăn và cảm thấy lúng túng đối với việc tung sản phẩm của mình ra thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước với số dân hơn 80 triệu người, ẩn chứa nhiều phân đoạn thị trường mục tiêu đa dạng. Một trong những doanh nghiệp đó là doanh nghiệp may liên doanh Kyung-Viet. Trong khuôn khổ những kiến thức đã được học và tiếp thu em xin mạnh dạn thử sức mình với một đề tài tuy không mới nhưng có lẽ vẫn còn vẫn phải bàn nhiều trong giới sinh viên nói riêng và doanh nghiệp nói chung: “Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty may liên doanh Kyung- Viet”.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Hệ thống cơ sở lý thuyết của hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu trong doanh nghiệp
Vận dụng các kiến thức Marketing để phân tích, đánh giá thực trạng triển khai hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may liên doanh Kyung-Viet
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may liên doanh Kyung-viet.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là lựa chọn thị trường mục tiêu ở công ty may liên doanh Kyung-Viet.
Với phạm vi đối với thị trường may mặc của Việt Nam mà cụ thể hơn là thị trường dệt kim của Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Bằng các phương pháp khác nhau như: thống kê, tổng hợp thông qua các tài liệu được công bố chính thức, tập hợp những thông tin nhiều chiều, cô đọng mang tính tổng hợp, phản ánh toàn cảnh vấn đề nghiên cứu,có tính thực tế và khái quát cao. Trên cơ sở đó tiến hành thống kê, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa và áp dụng các mô hình toán phân tích để đưa ra những giải pháp hợp lí, thiết thực, có hiệu quả gắn liền với thực tế của công ty.
Kết cấu luận văn:
Tên luận văn: Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty may liên doanh Kyung-Viet.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may liên doanh Kuyng-Việt trong giai đoạn 2003-2007.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện việc lựa chọn thị trường mục tiêu đối với công ty may liên doanh Kuyng-Viet.
Nhưng với kiến thức có hạn nên không tránh được những thiếu sót, những bất cập xuất hiện trong đề tài. Do đó rất mong sự giúp đỡ, góp ý kiến của thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S Trần Hải Ly, các anh chị nhân viên trong công ty may liên doanh Kyung-Viet và đặc biệt là tập thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương đã giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Phương Thanh
Lớp: A7-K42B
Bài viết tương tự
- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh bắc Hà Nội
- Các giải pháp kinh tế tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
- Chất lượng dịch vụ tín dụng trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh tiên sơn bắc ninh – thực trạng và giải pháp
- Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh láng hạ
- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công
Gửi tin nhắn
Danh mục
Bài viết tương tự
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển
-
Giải pháp cho vấn đề tích hợp hoạt hoạt động nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH dã ngoại Lửa Việt
-
Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam - thực trạng và giải pháp
-
Một số liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế trên thế giới và giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam
-
Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
Bài viết mới
- Tác động của chất lượng website đến cảm nhận chất lượng sản phẩm và chất lượng mối quan hệ với khách hàng
- Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông
- Phân tích hiệu quả đầu tư dự án khu biệt thự Trung tâm Hội nghị Quốc gia
- Giải pháp phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Tiên Sơn - Bắc Ninh
- Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay
- Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông Trung Văn, quận Nam Từ Liêm – Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục
- Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay
- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội
- Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn
Tin nhắn