Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 24
Nội dung:
4.2. Khác biệt ngôn ngữ Việt – Anh
Có nhiều điểm khác biệt về hình thái từ giữa hai ngôn ngữ Việt – Anh. Tuy nhiên không phải mọi sự khác biệt có thể xử lý trong hệ dịch máy. Với mô hình văn phạm liên kết, có thể xây dựng tập luật đọc được bằng máy một cách khá đơn giản để vượt qua hầu hết những khác biệt đó. Trước khi đi vào chi tiết, luận án điểm lại những khác biệt cơ bản giữa hai ngôn ngữ Việt – Anh.
4.2.1. Khác biệt hình thái
Dù có nhiều nét tương đồng với tiếng Anh như tuân theo cùng trật tự câu SVO, sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh là rất lớn. Theo phân loại về ngôn ngữ của Stankevich được nhắc đến trong [21], tiếng Việt được xếp vào loại ngôn ngữ phân tích (đơn) hay còn gọi là loại hình phi hình thái với đặc điểm: trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp nằm ở ngoài từ (theo Đinh Điền [4]). Tiếng Anh thuộc loại ngôn ngữ tổng hợp, có biến đổi hình thái, tuy các quy tắc biến đổi hình thái không chặt chẽ như tiếng Nga hay tiếng Pháp. Bảng 4.1. dưới đây cho thấy những khác biệt chủ yếu về hình thái giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
Bảng 4.1. Những khác biệt quan trọng về hình thái giữa tiếng Việt và tiếng Anh
Mô tả | Đặc điểm trong câu tiếng Việt | Kết nối | Cần biến đổi trong tiếng Anh |
Danh từ số nhiều | Từ chỉ số nhiều(nhiều, một vài, một số, số từ…)+danh từ Số từ (khác “một”,1) | DpNt McNt | +”s”, một số từ đặc biệt, ví dụ automaton → automata |
Động từ thì hiện tại | Không thay đổi hình thái | SV+ | Thêm “s” khi chủ ngữ là danh từ hoặc đại từ xưng hô ngôi thứ ba số ít |
Động từ thì quá khứ | Từ chỉ thì quá khứ (đã, từng.. .)+động từ Động từ + “rồi” | VtRp | Infinitive + “ed”. một số động từ đặc biệt, ví dụ sing → sang |
Động từ thì hiện tại tiếp diễn | {“đang”,”hiện” } +động từ | RtVt | “tobe” + Infinitive + “ing” |
Động từ thì hiện tại hoàn thành | {Từ chỉ quá khứ} + động từ + “xong” | XONG | “have”,”has” + Past Participle |
So sánh bằng | tính từ + “như”+ | Ap-NHU, NHU-Pp | “as”+adjective+”as”, object pronoun |
So sánh hơn kém | Tính từ + “hơn” Động từ+Tính từ +”hơn” | TT_SS1 | Comparative adjective+”than”+ object pronoun Comparative adverb+”than”+ object pronoun |
So sánh cấp cao nhất | Tính từ +”nhất” | TT_SS2 | “the” + superlative adjective “the” + superlative adverb |
Sở hữu | “của”, “thuộc về” + danh từ ,đại từ; hai danh từ thuộc một số loại đi liền nhau | EoNt SHA | +”’s”, cũng có thể + “of” + object pronoun Possessive adjective,possessive pronoun, noun in possessive form |
Danh từ chỉ chất liệu | “bằng”,”từ” + danh từ chỉ chất liệu Danh từ+danh từ chỉ chất liệu | CH NtEm | Chuyển sang tính từ tương ứng (rock→rocky) |
Tính từ làm vị ngữ | SA | Động từ “to be”+ adjective | |
Tính từ, động từ đứng sau “sự”,” việc” | Sự khôn ngoan, việc xây dựng | SU | Đánh dấu xóa các từ này trongbản dịch tiếng Anh |
Danh từ chỉ loại | Đi kèm danh từ cụ thể | McNc-& NcNt+ | Xóa các từ này nếu số từ đi kèm khác “một”,”1” Ngược lại dịch sang mạo từ tiếng Anh “the”, “a” |
Có thể bạn quan tâm!
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 21
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 22
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 23
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 25
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 26
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 27
Xem toàn bộ: Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt (36 trang)
Ngoài những khác biệt về hình thái trên, còn những khác biệt của một số loại từ đặc biệt. Những khác biệt này đòi hỏi xử lý trong quá trình dịch Việt – Anh
Đại từ xưng hô
Việc sử dụng đại từ xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp. Khi dịch sang ngôn ngữ khác đòi hỏi nhiều luật để bao quát hết các trường hợp. Bảng 4.2. dưới đây liệt kê các đại từ tiếng Anh được sử dụng ở các trường hợp khác nhau
Bảng 4.2. Đại từ xưng hô tiếng Anh
Có thể thấy số lượng đại từ xưng hô trong tiếng Anh là khá nhỏ, lại liên hệ chặt chẽ với cấu trúc ngữ pháp. Đại từ xưng hô tiếng Việt và những cụm từ có chức năng như đại từ xưng hô được liệt kê trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Đại từ xưng hô tiếng Việt
Bảng trên đây được tổng kết theo [1], [2], [8], [28]. Do sự phong phú của tiếng Việt, một đại từ xưng hô tiếng Anh có thể tương ứng với khá nhiều đại từ xưng hô tiếng Việt, ví dụ đại từ “they” tiếng Anh có thể là bản dịch của “các anh ấy”, “các cô ấy”, “chúng nó”, “bọn chúng”, “chúng”, “bọn nó”, “họ”. Không phải tất cả các từ này đều xuất hiện trong từ điển tiếng Việt như những mục từ riêng biệt. Trong hầu hết các từ điển không có từ “cô ấy”, “các cậu”, được hiểu là những cụm từ.
Động từ “đi”
Trong tiếng Việt, động từ đi có thể dùng với động từ khác như “đi học”, “đi chơi”, “đi bơi”… Khi dịch sang tiếng Anh, phần lớn động từ đứng sau động từ “đi” được thay thế bằng danh động từ, ví dụ: “ đi bơi” – “go swimming”, “đi mua sắm” – “go shopping”…tuy nhiên cũng có những ngoại lệ như “đi học” – “go to school”, “đi chơi” – “go out”.
4.2.2. Khác biệt về trật tự từ
Tiếng Việt và tiếng Anh chủ yếu có những khác biệt sau về trật tự từ:
Trật tự trong cụm danh từ – tính từ
Trong tiếng Anh, tính từ luôn đứng trước danh từ trong khi với tiếng tiếng Việt danh từ lại đứng trước tính từ (trừ một số ngoại lệ như trong cụm từ “nghèo tài nguyên”với kết nối AN). Dưới đây là hình ảnh minh họa việc sắp xếp lại thứ tự từ:
Hình 4.1.Sắp xếp lại trật tự từ
Khi dịch câu “tôi mua chiếc ví đỏ”, kết quả trả ra cần là “I buy the red wallet”. Ở kết quả, từ “red” (tính từ) đứng trước “wallet” (danh từ). Điều này là kết quả của việc từ “ví” ở vị trí thứ 4 trong câu nguồn đã được ánh xạ thành từ “wallet” ở vị trí thứ 5 trong câu đích, trong khi từ “đỏ” ở vị trí thứ 5 trong câu nguồn thì được ánh xạ thành từ “red” ở vị trí thứ 4 trong câu đích. Việc thay đổi trật tự cho cụm hai, ba tính từ đi sau danh từ cũng tương tự như vậy.
Trật tự câu nghi vấn, câu nghi vấn – phủ định:
Dạng câu hỏi thường dùng nhất trong tiếng Việt liên quan đến từ (cụm từ) để hỏi, ví dụ “tại sao”, “ai”, “như thế nào”. Các từ này thường ở đầu hoặc cuối câu. Trong dạng câu hỏi “wh” tiếng Anh, từ để hỏi luôn luôn đứng trước. Do vậy cần biến đổi trật tự từ, cũng như thêm trợ động từ …thích hợp.
Trật tự từ không lân cận
Trật tự từ không lân cận là sự phụ thuộc được xác lập giữa các từ cách nhau một khoảng nhất định. Phụ thuộc dạng này có thể do “khoảng trống” (gap) tạo nên bởi sự thay đổi vị trí của từ nào đó, ví dụ “Quà cưới cho cô dâu, tôi đã gửi rồi”, hay trong các câu ghép, câu phức với nhiều mệnh đề như “Cái áo tôi mua hôm qua rất đẹp”. Khi dịch sang tiếng Anh, để đảm bảo nghĩa của câu, thường phải thay đổi vị trí của từ, nhưng sự thay đổi vị trí cho loại câu này khó có thể biểu diễn một cách đơn giản bằng những luật dịch. Việc phân tích cũng như dịch loại câu này đòi hỏi những phương pháp thống kê, học máy với những bộ ngữ liệu lớn mà chúng tôi chưa có điều kiện xây dựng.
Bài viết tương tự
- Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Phân tách cụm danh từ cơ sở tiếng việt sử dụng mô hình crfs
- Tình hình song ngữ khmer-việt tại đồng bằng sông cửu long – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn
- Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- KHẢO SÁT NHANH CÁC LOẠI HÌNH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ SẢN PHẨM GIAO DỊCH MỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Gửi tin nhắn
Danh mục
Bài viết tương tự
-
Ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đến hành vi tiêu dùng hàng thực phẩm của người Việt Nam
-
Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
-
Mô hình chiến lược" Đại dương xanh" và thực tế áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
-
Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
-
Mô hình bán lẻ chuyên biệt và triển vọng phát triển tại Việt Nam
-
Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
-
Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp
Bài viết mới
- Tác động của chất lượng website đến cảm nhận chất lượng sản phẩm và chất lượng mối quan hệ với khách hàng
- Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông
- Phân tích hiệu quả đầu tư dự án khu biệt thự Trung tâm Hội nghị Quốc gia
- Giải pháp phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Tiên Sơn - Bắc Ninh
- Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay
- Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông Trung Văn, quận Nam Từ Liêm – Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục
- Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay
- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội
- Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn
Tin nhắn