Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 12
Nội dung:
Liên kết với danh từ (danh ngữ) tồn tại khi danh từ (danh ngữ) ở dạng bổ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp. Dù bổ ngữ trực tiếp là danh từ hay danh ngữ, mối liên hệ vẫn được xác lập cho danh từ. Danh từ là đối tượng trực tiếp của hành động liên kết với động từ qua kết nối O+. Dù đối tượng gián tiếp của hành động thường liên hệ với động từ thông qua một giới từ, cũng có một số trường hợp liên hệ giứa danh từ và động từ là trực tiếp. Ví dụ trong câu “tôi tặng mẹ bông hoa”, “mẹ” là đối tượng trực tiếp trong khi “hoa” là đối tượng gián tiếp. Liên kết được xây dựng giữa “tặng” và “hoa” là IO+.
- Liên kết với giới từ :
Theo [2] cấu trúc phần cuối động ngữ, tức là phần đi sau động từ liên quan đến nhiều loại giới từ, cụ thể trong các trường hợp sau:
- Giới từ chỉ đối tượng tiếp nhận, mục đích, mục tiêu phục vụ: “cho”, ví dụ “tặng cho em”, “mua cho con”. Trong từ điển không đề xuất một tiểu từ loại cho giới từ “cho” mà dành cho từ này một công thức:
#giới từ chỉ đối tượng tiếp nhận, mục đich, mục tiêu phục vụ cho: [e] CHO
Một số động từ sẽ có quan hệ CHO+: “tặng”, “mua”, “bán”, “cống hiến”, “đóng góp”…
Công thức được xây dựng chỉ liên quan đến các động từ có liên hệ với giới từ này như “mua”, “bán”, “biếu”, “tặng”…
- Đối tượng bị mất mát, tổn thất (“của”, ví dụ “vay của bạn”): liên hệ này chỉ có với một số động từ như “vay”, “mượn”,” “vay mượn”, những động từ này sẽ được dành một mục riêng và thêm công thức: DT-CUA+
Từ “của” thêm công thức DT-CUA- & EoNt+. Công thức này đảm bảo từ “của” đi sau động từ luôn phải đi trước một danh từ
- Một số thành tố phụ là giới từ khác như
– Thành tố phụ chỉ phương diện (“về”).
– Thành tố phụ chỉ nơi chốn (“ở”).
– Thành tố phụ chỉ phương tiện, công cụ, chất liệu (“bằng”).
Có thể bạn quan tâm!
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 9
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 10
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 11
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 13
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 14
-
Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 15
Xem toàn bộ 305 trang: Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt
– Thành tố phụ chỉ kẻ hay sự vật cùng tham dự trong hành động (“với”).
– Thành tố phụ chỉ điều đem ra so sánh (“như”).
Liên kết với động từ thông qua kết nối VE. Không phải động từ nào cũng có liên kết này. Chi tiết được giới thiệu trong phần phụ lục.
- Liên kết giữa động từ và động từ : tồn tại liên kết giữa động từ ngoại động và một số loại động từ khác:
Động từ ngoại động: VtVs+
Động từ trạng thái: VtVs-
- Liên kết giữa động từ và tính từ: Đây là liên kết quan trọng vì liên quan đến sự khác biệt giữa tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác. Tính từ tiếng Việt có cùng một hình thái khi đi với danh từ và động từ, nhưng khi dịch sang ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tính từ lại biến đổi thành phó từ. Tên liên kết là VA. Liên kết VA- có với tính từ chỉ tính chất, tính từ tượng hình, tượng thanh. Liên kết VA+ có ở hầu hết các loại động từ, chi tiết xem phần phụ lục.
- Một số ngoại lệ
Một số động từ trạng thái (“yêu”, “nhớ”… ) và động từ tình thái (“mong”, “muốn”…) có thêm kết nối với phụ từ chỉ mức độ (“rất”, “hơi”, “khá” ở bên trái hoặc “lắm”, “quá” ở bên phải) qua các liên kết RlVm-, RlVs- và VmRl+, VsRl+.
Phụ từ chỉ mức độ có liên kết: RlVm+, RlVs+, VmRl-, VsRl-.
Ví dụ: Các liên kết của cụm từ “đang rất sợ” được mô tả trong hình 2.11
Hình 2.11. Liên kết trong cụm từ “đang rất sợ”
Liên kết của động từ “đi”, “xong”: Động từ “đi” trong tiếng Việt thường đi kèm với động từ khácnhư: “đi học”, “đi chơi”, “đi mua sắm”… Khi dịch sang tiếng Anh sẽ có những biến đổi đặc biệt. Tương tự như vậy động từ “xong” đi kèm động từ khác, khi dịch sang tiếng Anh sẽ chuyển sang thì hiện tại hoàn thành. Do vậy các động từ này được đưa vào những mục riêng trong từ điển.
đi: DI+
học, làm, bơi, câu, chơi, mua sắm: DI
Tương tự, động từ “xong” liên kết với động từ ngoại động như “làm”, “học”, “cày”…với liên kết ĐT_XONG+. Động từ “xong” có liên kết ĐT_XONG
2.1.4. Các liên kết cho tính từ
2.1.4.1 Liên kết cho tính từ làm vị ngữ
Theo [16], tính từ được chia thành 4 tiểu loại: tính từ chỉ tính chất, tính từ quan hệ, tính từ tượng thanh và tính từ tượng hình. Cũng theo [16], trong các loại tính từ này chỉ có tính từ chỉ tính chất là có thể đóng vai trò vị từ trực tiếp. Do vậy, loại tính từ này có kết nối SA-. Trong trường hợp tính từ bổ nghĩa cho danh từ làm chủ ngữ, liên kết SA vẫn được dùng. Khi phân tích một mệnh đề có cả liên kết SA và SV hay DT_LA, vị từ sẽ được chọn là động từ .
Tính từ chỉ tính chất cũng có kết nối THT- or THS+ đến các từ để hỏi giống như động từ.
Tương tự, chỉ có loại tính từ này đi sau phụ tố chỉ mức độ. Tuy nhiên, có một số loại phụ tố không được dùng khi trước tính từ đã dùng phụ tố chỉ mức độ. Công thức liên kết sẽ được xây dựng ở cuối mục này. https://tailieuthamkhao.com
2.1.4.2. Xây dựng liên kết dựa trên cấu trúc tính ngữ
Xét về cấu trúc của tính ngữ, tất cả các tiểu loại tính từ đều có thể đóng vai trò chính tố [28]. Liên kết được suy ra từ cấu trúc của các thành phần đứng trước hoặc sau chính tố
- Thành tố phụ đứng trước tính từ
Theo [28], trước chính tố có thể có những loại phụ tố thời gian, mức độ, phủ định, khẳng định, mệnh lệnh. Các phụ tố này được xây dựng từ các loại phụ từ tương ứng. Như vậy tính từ sẽ có thêm các công thức liên kết sau:
{RtA- or RhA- or RpA- or RfA-} & @RcA-
RcA- & RmA-
{RnA-}& RaA
Các phụ từ có liên kết bên phải tương ứng như RtA+, RhA+, RpA+, RfA+, RnA+, RmA+, RcA+, RaA+.
- Thành tố phụ đứng sau tính từ
Ở vị trí này có thể là những phụ tố do chính tố yêu cầu.
Phụ tố chỉ phạm vi: Phụ tố chỉ phạm vi chỉ đi kèm với tính từ chỉ tính chất. Phụ tố này có thể là danh từ, động từ hoặc tính từ.
Nếu phụ tố là danh từ, có thể xảy ra hai trường hợp:
- Đi ngay sau tính từ, ví dụ “giàu kinh nghiệm”. Liên kết là AN.
- Đi kèm liên từ (“trong”) hoặc giới từ (“về”). Đây là những trường hợp đặc biệt với các liên kết ApC, ApE
Bài viết tương tự
- Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Phân tách cụm danh từ cơ sở tiếng việt sử dụng mô hình crfs
- Tình hình song ngữ khmer-việt tại đồng bằng sông cửu long – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn
- Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- KHẢO SÁT NHANH CÁC LOẠI HÌNH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ SẢN PHẨM GIAO DỊCH MỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Gửi tin nhắn
Danh mục
Bài viết tương tự
-
Ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đến hành vi tiêu dùng hàng thực phẩm của người Việt Nam
-
Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
-
Mô hình chiến lược" Đại dương xanh" và thực tế áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
-
Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
-
Mô hình bán lẻ chuyên biệt và triển vọng phát triển tại Việt Nam
-
Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
-
Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp
Bài viết mới
- Hành vi tham gia giao thông đường bộ của thanh niên
- Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957)
- Báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ
- PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
- Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp thiếu - hiếu khí (AO) sử dụng giá thể sinh học ECO - BIO - BLOCK (EBB) cải tiến
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Tin nhắn